Bối cảnh và nguyên nhân Trận_Hà_Tây_(366_TCN-330_TCN)

Sơ lược về cuộc chiến lần thứ nhất

Sau khi cùng hai họ Hàn, Triệu chiếm được thực quyền ở nước Tấn, họ Ngụy ra sức củng cố thế lực của mình, trở thành quốc gia hùng mạnh nhất ở Trung Nguyên. Năm 403 TCN, Chu Uy Liệt vương chính thức phong cho ba họ Hàn, Triệu, Ngụy làm chư hầu, mở ra thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Trong khi đó, nước Tần nằm tại ở phía Tây Trung Nguyên, từ sau đời Tần Lệ công, nội loạn liên tiếp phát sinh, cộng thêm họa ngoại xâm nên thế lực ngày một suy yếu. Do vậy, mặc dù giáp ranh với SởNgụy, nhưng không tham gia được vào các hội minh ở trung nguyên và bị các nước coi là Di Địch[2].

Hà Tây là vùng đất chiến lược quan trọng của nước Tần, con đường để tiến quân vào Trung Nguyên, do vậy luôn bị nước Ngụy dòm ngó và hay đem quân xâm chiếm. Sau trận chiến Hà Tây lần thứ nhất diễn ra từ 419 TCN đến 408 TCN, toàn bộ đất Hà Tây lọt vào tay nước Ngụy[3].

Những năm tiếp theo, TầnNgụy liên tục xảy ra xung đột. Một mặt, nước Tần muốn giành lại vùng đất Hà Tây để mở đường thông với Trung Nguyên, trong khi đó nước Ngụy muốn tiếp tục khuếch trương thế lực về phía Tây. Nhiều trận chiến giữa hai nước đã nổ ra nhưng chỉ với quy mô nhỏ và không đáng kể.

Nước Tần chuẩn bị chiến tranh

Năm 384 TCN, nước Ngụy cho xây thành ở ba vùng Lạc Âm, An Ấp[4] và Vương Viên[5] để củng cố phòng thủ. Tuy nhiên, sau đó, do nước Triệu xâm nhập vào nước Vệ, thuộc quốc của Ngụy, nên Ngụy phải điều động bớt quân lực cùng nước Tề chi viện cho Vệ. Nước Triệu lại cầu cứu nước Sở. Năm nước chư hầu bước vào cuộc chiến kéo dài suốt bốn năm, do đó việc phòng thủ ở phía Tây nước Ngụy có phần không vững chắc.

Trong khi đó ở nước Tần, sau nhiều năm biến động, cuối cùng năm 385 TCN đã bước vào ổn định với việc Tần Hiến công lên ngôi. Tần Hiến công ra sức củng cố thế lực, dời đô từ đất Ung[6] sang Hàm Dương[7], yên định lại đất nước và chuẩn bị xuất quân chiếm lại Hà Tây.